Quản lý tài chính: Bí quyết tiết kiệm tiền cho các bà mẹ mùa Covid l Phạm Tiến Dũng
Cuộc sống gia đình với rất nhiều khoản chi phí, nhất là với những gia đình sinh sống ở các thành phố lớn. Tình trạng chung đang diễn ra của các gia đình là khoản thu nhập không đủ trang trải cho sinh hoạt gia đình dù có kiếm thêm thu nhập. Vậy nguyên nhân do đâu?
Mục lục bài viết
Nguyên nhân sinh hoạt gia đình thu không bù chi
Lướt qua một chút trên các diễn đàn, mạng xã hội như Làm Cha Mẹ, Web Trẻ Thơ,… có thể nhận thấy ngay tình trạng chung của các “mẹ” là kiếm bao nhiêu tiền cũng không đủ chi tiêu. Từ những gia đình có tổng thu nhập khoảng 7-8 triệu một tháng đến những gia đình có thu nhập lớn hơn từ 15-20 triệu. Đó là bởi vì không được trang bị những kiến thức về tài chính, khiến khi kiếm được càng nhiều thì cũng tiêu càng nhiều.
Bí quyết Tiết Kiệm tiền tỷ của bà mẹ 1 con nhờ những nguyên tắc sau
Chi tiêu thiếu kiểm soát, thu nhập tăng lên thì với đó sử dụng các đồ dùng sinh hoạt cũng đắt hơn, hay mua nhiều những thứ không thật sự cần thiết hơn. Cùng học cách kiểm soát tiền bạc trong gia đình ngay theo cách dưới đây. Sau một tháng các mẹ sẽ thấy rõ ràng kết quả.
Lập kế hoạch chi tiêu
Các mẹ đã bao giờ rơi vào tình trạng mới đến giữa tháng mà lương đã gần hết? các mẹ nhận ra mình đã chi tiêu quá nhiều khi mới nhận lương? Đó là bởi vì bạn không có một kế hoạch chi tiêu rõ ràng. Chỉ khi ngồi xuống và lập kế hoạch, các mẹ mới có thể biết các chi phí trong tháng là bao nhiêu để cân đối cho hợp lý. Sau khi tính toán các mẹ chợt nhận ra lương tháng của mình trừ đi chi phí không còn đủ để mua chiếc máy giặt như đã dự định. Đó là lúc các mẹ ngừng lại và tính toán lại việc mua chiếc máy giặt này hợp lý hơn.
Bí quyết Tiết Kiệm tiền tỷ của bà mẹ 1 con nhờ những nguyên tắc sau
Có một cách hay để lập kế hoạch chi tiêu là tuân thủ theo nguyên tắc 6 chiếc lọ, mình sẽ hướng dẫn các mẹ ở cuối bài. Ngoài lập kế hoạch chi tiêu, thì việc cắt giảm đi những chi phí sinh hoạt không cần thiết cũng rất quan trọng.
Cắt giảm những chi phí sinh hoạt không cần thiết
Nhìn nhận lại tháng vừa qua, các mẹ chợt nhận ra mình có kha khá những khoản chi tiêu không thật sự cần thiết cho gia đình. Đó là những khoản như ăn uống, mua sắm đồ dùng, cafe,…
Ăn uống
Khoản ăn uống là không thể cắt bỏ để giảm chi tiêu. Nhưng có rất nhiều cách giảm chi tiêu trong ăn uống. Học người Nhật cách tận dụng không gian trong nhà, các mẹ có thể trồng thêm các loại rau, củ, quả ở hành lanh, ban công hay sân thượng. Giảm được một khoản kha khá chi phí thực phẩm, mà với tình trạng báo động về an toàn thực phẩm như hiện nay, đây cũng là cách hay để các mẹ có thể bảo vệ gia đình bằng rau sạch tươi ngon tự trồng.
Ngoài ra khoản ăn uống ở ngoài của dân công sở cũng tốn kha khá tiền. Các mẹ có thể tiết kiệm bằng cách nấu bữa ăn sáng cho cả ăn trưa. Mang cơm trưa đến công sở cũng là một cách giảm chi phí sinh hoạt.
Bí quyết Tiết Kiệm tiền tỷ của bà mẹ 1 con nhờ những nguyên tắc sau
Hay như với việc các mẹ thích uống sinh tố, so với việc mua sẵn sinh tố ở ngoài hàng, cơ quan: Các mẹ có thể tự mua hoa quả và chế biến cho gia đình mình những ly sinh tố thơm ngon mà giá rẻ hơn rất nhiều.
Chi tiêu
Với những đồ dùng thiết yếu trong gia đình như dầu ăn, mắm muối hay bột giặt,… Là những thứ cần dùng hàng ngày, nên mua với số lượng lớn. Các mặt hàng này nếu mua với số lượng lớn sẽ được chiết khấu cao hơn và thường kèm theo đó là các quà tặng của chương trình khuyến mại.
mua sắm tiết kiệm
Sử dụng những sản phẩm tốt: Việc cắt giảm chi tiêu vào những sản phẩm có chất lượng không đảm bảo với giá rẻ là một sai lầm. Có thể các mẹ chỉ phải trả vài ba trăm ngàn để mua một chiếc nồi cơm điện không có thương hiệu. Nhưng độ bền, thời gian sử dụng có thể sẽ chỉ bằng 1/4 đến 1/5 của một nồi cơm giá sáu bảy trăm ngàn. Tính về lâu dài số tiền các mẹ phải bỏ ra nhiều hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, cũng không phải vì thế mà nên mua hàng của các nhãn hiệu nổi tiếng. Các nhãn hiệu nổi tiếng thường có giá đắt hơn nhiều so với các sản phẩm cùng độ bền, chất liệu, công năng của các nhãn hiệu bình thường khác. Ví dụ nếu các mẹ cần mua một đôi giày tập thể dục, thì việc lựa chọn giữa một đôi giày thương hiệu nước ngoài với sản xuất trong nước. Chọn “đồ nội” sẽ giúp các mẹ tiết kiệm được khoản lớn chi phí mà vẫn đáp ứng tốt nhu cầu thể thao.
Tăng thu nhập từ các nguồn khác
Khi thực hiện cắt giảm chi tiêu, một số người sẽ bảo: ” Cuộc sống này là để hưởng thụ, tiết kiệm tiền mà sống như thế thì thà tiêu hết còn hơn! ” .
Đúng, mình không phủ nhận, cũng không có nói bạn phải sống một cách thắt lưng buộc bụng. Tiết kiệm chỉ là một phần, điều này càng hiệu quả với những gia đình có thu nhập khá. Nhưng với những gia đình thu nhập ít hơn, khi mà chi tiêu từng đồng đều đắn đo rồi thì cũng không thể tiết kiệm thêm. Điều quan trọng ở đây các mẹ phải nâng cao thu nhập hiện có của mình lên.
Có rất nhiều cách, đơn cử như tăng lương bằng việc đầu tư đi học để nâng cao thêm trình độ chuyên môn, học thêm ngoại ngữ,… Khi trình độ bạn tăng cao, có thể đảm đương nhiều công việc khó hơn thì sếp sẽ vui vẻ kí giấy tăng lương cho các mẹ.
Nâng cao kiến thức chuyên môn, học thêm ngoại ngữ để tăng lương
Một cách nữa được rất nhiều các mẹ áp dụng, đó là tìm thêm những công việc tại nhà làm lúc thời gian rảnh rỗi, như bán đồ ăn online, cộng tác viên cho các cửa hàng,… Những công việc này không đòi hỏi nhiều thời gian và trình độ chuyên môn, nhưng cũng đủ cho bạn kiếm thêm từ 2 – 3 triệu mỗi tháng. Đây cũng là công việc rất nhiều bà mẹ bỉm sữa lựa chọn để có thời gian chăm sóc con.
Hướng dẫn lập kế hoạch chi tiêu với 6 chiếc lọ
Công thức này được chia sẻ bởi T. Harv Eker về quản lý tài chính mức độ đơn giản. Chia khoản thu nhập của gia đình vào 6 chiếc lọ. Bất cứ khoản thu nhập nào như thưởng, hay nguồn thu nhập nào khác trước khi chi tiêu phải được chia qua 6 chiếc lọ này. Cần phải tạo thói quen ngay để đạt được hiệu quả, Cách chi tiêu như sau:
Quản lý tài chính theo 6 chiếc lọ
Qũy 1: Nhu cầu thiết yếu: 55%
Dùng chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình như: ăn uống, xăng xe, tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn điện nước và các khoản thiết yếu khác.
Con số này phải đảm bảo ở mức độ dưới 55%. Nếu các mẹ chi tiêu trên 55% thì phải gia tăng thu nhập hiện có hoặc cắt giảm chi tiêu.
Tham khảo bài viết: 5 việc làm thêm giúp các mẹ ở nhà chăm con vẫn kiếm tiền triệu
Qũy 2: Tiết kiệm dài hạn: 10%
Qũy này bao gồm tiết kiệm dài hạn dành cho trường hợp khẩn cấp. Và tiết kiệm tiền mua nhà, xe ô tô, tiết kiệm cho con vào đại học,… Qũy khẩn cấp được tính có giá trị bằng 6 tháng chi tiêu hàng ngày.
Qũy 3: Đầu tư tri thức: 10%
Như mình đã nói ở trên, đầu tư cho kiến thức là cách để tăng thu nhập. Dành 10% thu nhập để đầu tư vào học thêm chuyên môn, học thêm một ngoại ngữ, mua sách,…
Mình biết là quỹ này rất khó để giữ được, vì nhiều người mình gặp gặp đã trì hoãn quỹ này bằng cách tự nhủ rằng: khi nào mình có nhiều tiền hơn thì sẽ dành tiền đầu tư tri thức. Sai, lưu ý là quỹ này không được cắt giảm. Việc các mẹ cắt giảm nó cũng giống như các mẹ từ chối cơ hội để kiếm thêm thu nhập vậy.
Qũy 5: Hưởng thụ: 10%
Tất nhiên, đây là quỹ các mẹ dành để hưởng thụ cuộc sống. Các mẹ và gia đình có thể dùng quỹ này để đi du lịch, ăn các món ăn sang trọng đắt tiền, đi Spa,…
Trái ngược với việc cắt giảm quỹ nhu cầu thiết yếu, Các mẹ nên tiêu hết quỹ hưởng thụ mỗi tháng. Tuy nhiên, nếu muốn đi du lịch một nơi thật xa mà quỹ này không đáp ứng đủ, các mẹ có thể để dành sang tháng sau.
Và tất nhiên, khi có nhiều thu nhập hơn cũng là lúc quỹ hưởng thụ của các mẹ tăng theo, các mẹ có thể thoải mái trải nghiệm một cuộc sống tuyệt vời trong giới hạn chi tiêu quỹ.
Qũy 6: Qũy từ thiện, giúp đỡ người khác: 5%
“Sống là để cho đi đâu chỉ nhận riêng mình”. Dùng quỹ này để làm từ thiện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, bạn bè,…
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: giúp đỡ người khác là một cách khiến cho cuộc sống của bạn hạnh phúc hơn. Ông cha ta đã dạy: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một loài” hay “lá lành đùm lá rách” cũng là đó đạo lý của nó.
Áp dụng bài viết này vào cuộc sống, mình tin chỉ sau vài tháng, cuộc sống của các mẹ sẽ thay đổi chóng mặt. Chúc các mẹ thành công!