fbpx

Đặt câu hỏi – Nghệ thuật giao tiếp đỉnh cao ! Phạm Tiến Dũng

Đặt câu hỏi – Nghệ thuật giao tiếp đỉnh cao ! Phạm Tiến Dũng

Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học – Diễn giả Phạm Tiến Dũng

 

Ai cũng hỏi nhưng không phải ai cũng biết cách hỏi.

Có khi nào bạn đặt câu hỏi khiến người nghe cảm thấy bối rối, khó trả lời ?

Bạn muốn có thêm thông tin nhưng không biết phải hỏi như thế nào để khai thác được nhiều nhất ?

Những câu hỏi tế nhị nên tránh là gì?

Nếu bạn đang gặp các trường hợp như trên, BÀI VIẾT NÀY LÀ DÀNH CHO BẠN!

Nắm được cách đặt câu hỏi thông minh và hiệu quả này, bạn sẽ có cả thế giới!

I. Mối Quan Hệ.

Thử hỏi nếu không có mối quan hệ với họ, bạn có dám hỏi: “Vì sao bạn không đi đôi giày màu đỏ, nó sẽ đẹp hơn?”

Mối quan hệ chính là mấu chốt để bạn có thể xưng hô sao cho phù hợp với cuộc nói chuyện. Họ có thể là người nhà, bạn bè, cấp trên, đối tác, khách hàng,….

– Khi về quê nói chuyện với người lớn, hãy lễ phép, đồng cảm sử dụng các câu hỏi đơn thuần, mộc mạc, giản dị

– Khi nói chuyện với bạn bè, hãy sử dụng các câu hỏi vui vẻ, hài hước, và hòa đồng

– Khi nói chuyện với cấp trên, hãy sử dụng câu hỏi lịch sự, và khiêm tốn.

– Khi nói chuyện với đối tác, hãy sử dụng câu hỏi mang tính vinh dự, có phần lịch thiệp.

– Khi nói chuyện với khách hàng, hãy sử dụng câu hỏi nhiệt tình, thuyết phục.

Xây dựng mối quan hệ – xem thêm tại đây:  + Nghệ thuật xây dựng mối quan hệ.

                                                                                       + Xây dựng mối quan hệ với nhân viên.

                                                                                       + Xây dựng đội nhóm Marketing.

II. Lắng Nghe.

– Sau khi đặt câu hỏi, đừng vội nói thêm điều gì ngay khi đó, hãy cho họ thời gian suy nghĩ và trả lời, khi đó bạn mới thật sự quan sát và lắng nghe được họ thật sự muốn gì. 

– Một lưu ý nữa là không được ngắt ngang câu trả lời của họ, như vậy họ sẽ cảm giác mình không được tôn trọng. 

– Không nên hỏi dồn dập nhiều câu hỏi, bạn sẽ tạo cho họ cảm giác bị tra khảo, rất khó chịu.

Khi bạn tránh được 03 điều trên, bạn vừa học được kỹ năng lắng nghe, vừa học được các tôn trọng người đối diện cũng như có thêm nguồn kiến thức và thấu hiểu họ hơn trong giao tiếp.

III. Ngôn Từ – Thái Độ.

a) Ngôn từ

– Câu hỏi được đặt ra luôn luôn phải phù hợp với vốn từ, kinh nghiệm và trình độ của từng người, ta không thể đưa ngôn từ và trình độ của mình ra để hỏi người khác, vì họ sẽ không thể hiểu được. 

– Trước khi hỏi, phải biết đối phương họ muốn nghe câu hỏi gì, với kinh nghiệm và trình độ của họ có trả lời được không, nếu không, tuyệt đối đừng hỏi. Vì nó chỉ làm cho đối phương khó chịu.

Ví dụ: 

Khi bạn hỏi một nhân viên sales: Em có biết quản lý đội nhóm không? – Điều này là hoàn toàn không phù hợp, và làm cho đối phương lúng túng, không biết phải làm sao. Ngược lại, nếu hỏi về cách bán hàng cho mọi khách hàng, họ chắc chắn sẽ cho bạn 1 lời khuyên hữu ích, 1 giải pháp hay thậm chí là không ngần ngại trainning cho bạn cách mà họ đang làm. Đồng thời bạn sẽ có thêm những mối quan hệ chất lượng nhờ kỹ năng lắng nghe này.

b) Thái độ

Dù câu hỏi của bạn có mang mục đích làm thăm dò, câu hỏi đóng hay câu hỏi mở đi chăng nữa, thì điều kiêm quyết phải có là phải có thái độ tích cực, niềm nở đến đối phương. Nếu không, bạn sẽ vô tình tạo cho họ cảm giác bị “ép” phải trả lời. 

Đặt câu hỏi – Nghệ thuật giao tiếp đỉnh cao !| Phạm Tiến Dũng

IV. Câu Hỏi Mở.

Trước khi đặt câu hỏi mở, bạn bắt buộc phải hiểu rõ về định nghĩa của nó. 

– Những câu hỏi mở được đặt ra nhằm mục đích khai thác thông tin của đối phương, khiến đối phương phải suy nghĩ về câu hỏi một lúc rồi mới trả lời. 

– Người bị hỏi thường trả lời những câu hỏi rất dài, và bạn sẽ có đầy đủ thông tin mình muốn biết từ họ. Vậy phải làm như thế nào?

– Câu hỏi mở thường được mở đầu bằng các câu như: Tại sao, làm thế nào, bằng cách nào, bạn nghĩ gì về, Cảm giác gì, Thấy thế nào?… Sau đây là một số ví dụ về các câu hỏi mở:

+ Tại sao bạn lại tự ý rời đi?

+ Hôm nay có gì đặc biệt đối với bạn?

+ Bạn nghĩ sao về tôi/anh ấy/ cô ấy?

+ Bằng cách nào bạn làm được nó?

+ …

V. Câu Hỏi Đóng.

– Câu hỏi đóng là loại câu hỏi ta thường dùng để thu thập nhanh thông tin hoặc xác nhận chính xác thông tin thậm chí  gợi mở câu trả lời cho các câu hỏi mở nhằm giúp đối phương dễ dàng nói ra câu trả lời của họ. 

– Câu hỏi đóng thường được trả lời rất ngắn: “Có, Đúng, Ừ, Rồi,…” hoặc “Không, Sai, Không có, Chưa,…” Các ví dụ về câu hỏi đóng:

+ Bạn ăn cơm chưa?

+ Bạn đi làm rồi hả?

+ Có phải bạn đi xe màu đen không?

+ Hôm nay bạn nghỉ học hả?

Trên đây là tất cả những cách đơn giản, dễ áp dụng giúp bạn làm chủ giao tiếp bằng việc đặt câu hỏi. Bạn chắc chắn sẽ thành công nếu áp dụng một cách khéo léo các cách trên vào từng trường hợp, tình huống cụ thể trong cuộc sống. 

Nếu thấy hay, hãy chia sẻ để đặt câu hỏi không còn là khó khăn trong giao tiếp.  

 

CHÚC BẠN THÀNH CÔNG !

 NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP – ĐẶT CÂU HỎI

LIÊN HỆ VỚI PHẠM TIẾN DŨNG

Địa chỉ: 60A/20/105 Doãn Kế Thiện, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline: 0923.82.84.88 

Email: [email protected]

Website: https://phamtiendung.com

Fanpage : http://dungpt.com/fanpage

Youtube: http://dungpt.com/youtube

Tiktok: http://dungpt.com/tiktok 

Instagram: http://dungpt.com/instagram

Twitter:  http://dungpt.com/twitter

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Contact Me on Zalo