fbpx

06 Nghệ Thuật lãnh đạo nhất định phải biết! l Phạm Tiến Dũng

06 Nghệ thuật lãnh đạo nhất định phải biết! l Phạm Tiến Dũng

 

Đã bao giờ bạn tự hỏi mình rằng: Lãnh Đạo là gì?

Tôi có tố chất để trở thành một là lãnh đạo không?

Để trở thành một nhà lãnh đạo “Vĩ Đại” tôi cần học hỏi những kỹ năng gì?

Hay Làm thế nào để tôi có thể trở thành một nhà lãnh đạo giỏi?,… Nếu bạn đang có những câu hỏi trên thì bài viết này chính là câu trả lời dành cho bạn. Nào, cùng đọc tiếp nào.

Lãnh đạo là gì?

Một người giám đốc có phải là lãnh đạo? Để tìm hiểu điều này, hãy cùng bắt đầu từ câu chuyện mà tôi thường kể trong những chương trình huấn luyện về đào tạo.

pham-tien-dung
Ảnh minh họa – Phạm Tiến Dũng

Câu chuyện về lãnh đạo và quản lý

Hãy tưởng tượng rằng bạn bị đắm tàu trên một hòn đảo sa mạc. Có bạn và khoảng 50 người khác bị dạt vào bờ.

Bây giờ thì 2 mục tiêu chính của bạn là gì?

Tôi muốn đề nghị rằng trước tiên bạn chắc chắn rằng bạn và mọi người khác đều sống sót. Và cuối cùng mục tiêu của bạn là mọi người đều được giải cứu.

Hãy dừng lại, suy nghĩ về cách làm thế nào để bạn làm điều đó?

‘’Một số người sẽ hỏi tôi rằng: Điều này có liên quan gì đến quản lý và lãnh đạo. Tuy nhiên tôi muốn bạn hãy cứ tiếp tục làm bài tập nhỏ này’’

Ok, tiếp tục. Tôi muốn bạn suy nghĩ về 3 câu hỏi sau đây:

#1. Bạn và những người khác cần làm gì để tồn tại và thoát khỏi hòn đảo này?

VD: Có thể một trong những điều đầu tiên bạn nghĩ đến sẽ là nước ngọt. Hãy lên một danh sách những thứ như vậy.

#2. Phẩm chất của người mà bạn nghĩ họ có thể dẫn dắt mọi người đạt được mục tiêu trong hoàn cảnh này?

#3. Người bạn nghĩ đến ở câu hỏi số 2, họ sẽ làm gì?

Hãy suy nghĩ về 3 hỏi hỏi trên.

Câu trả lời cho sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý qua câu chuyện

Có rất nhiều câu trả lời trong các chương trình của tôi:

Đầu tiên có thể bạn sẽ nghĩ đến là bạn muốn chăm sóc những người bị thương hoặc có thể làm tìm kiếm nước ngọt. Cũng có thể làm tìm kiếm thực phẩm, trái cây, các động vật có thể săn bắn, tìm kiếm một nơi trú ẩn hay tạo ra lửa để sưởi ấm và nấu ăn,…

Câu hỏi thứ hai, Phẩm chất của 1 người dẫn dắt trong trường hợp này là gì? một số câu trả lời sẽ bao gồm:

  • Những người bình tĩnh
  • Người rất giỏi việc tổ chức
  • Những người có khả năng lập kế hoạch
  • Những ai đó trông có vẻ đáng tin
  • Những người tự tin hay thể hiện hành động quyết đoán,…

Và câu hỏi số 3, người đó sẽ muốn làm gì?

Một số câu trả lời có thể sẽ là: Đếm xem có bao nhiêu người trên đảo. Và chúng ta có bao nhiêu trẻ em, bao nhiêu người già. Nếu có ai bị khuyết tật,… Bạn sẽ muốn đảm bảo rằng bạn hiểu nhóm mà bạn có và điều này rõ ràng sẽ rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến các quyết định.

Tiếp đến bạn có thể đặt các câu hỏi như: Trong chúng ta có ai là bác sĩ không? Có ai là nông dân không? Có ai có kinh nghiệm sống trong tự nhiên không? Chúng ta sẽ cố tìm hiểu các kỹ năng nào chúng ta có để có thể sinh tồn và giải thoát khỏi đảo. Và tôi đoán sẽ kha khá thời gian bạn sẽ dành ra để hướng yêu cầu mọi người làm những công việc như tôi muốn bạn và vài người khác đi qua bên kia sườn núi xem có gì và những người khác cố gắng đi và tìm kiếm một ít nước ngọt ,…

Như chúng ta đã nói, và bạn sẽ phải lập kế hoạch sử dụng các tài nguyên của mình, đặc biệt là nước và thực phẩm. Và để thực hiện điều đó, bạn có thể thực hiện một số quy trình và phát triển hệ thống

Ví dụ: Một buổi sáng, bạn nghe thấy tiếng hét lớn và ai đó thấy rằng thủy triều đã dạt vào bờ rất nhiều các thực phẩm đóng hộp. Tôi dám chắc là bạn sẽ không muốn đi nói với mọi người rằng: “Mọi người có thể lấy cho mình bao nhiêu tùy thích”. Và bạn sẽ quyết định số lượng thực phẩm mỗi người được chia. Rồi bạn sẽ suy nghĩ về việc chúng ta sẽ ăn bao nhiêu thực phẩm vào ngày hôm nay. Sau đó bạn sẽ nghĩ về việc làm thế nào để quản lý nó, bạn có chắc là mỗi người sẽ tự giác lấy đúng phần thực phẩm của mình?,…

Vì vậy có rất nhiều hệ thống và quy trình xung quanh mà bạn có thể áp dụng để làm cho mọi thứ hoạt động.

Những việc khác bạn có thể cần phải làm là trấn an mọi người, tạo cho mọi người niềm tin. Bởi vì có thể mọi người bắt đầu rất chán nản và họ sẽ nghi ngờ việc liệu có thể thoát ra khỏi hòn đảo này?

Bạn sẽ phải vẽ cho mọi người thấy tầm nhìn về tương lai rằng chúng ta có thể làm điều này.” Chúng ta đã làm việc, sống sót cùng nhau và chúng ta có thể ra khỏi hòn đảo này”. Và bạn sẽ lắng nghe mọi người cảm thấy thế nào phàn hồi và giúp họ duy trì tinh thần,…

Hãy lập kế hoạch cho mọi người, định hướng phát triển các quy trình và hệ thống. Đảm bào mọi việc được làm đúng tiến trình và các tài nguyên như nước, thức ăn,… được sự dụng một cách hiệu quả.

Và sau đó, những thứ khác trong danh sách đó như cung cấp tầm nhìn mang lại sự yên tâm lắng nghe, duy trì tinh thần của mọi người. giữ cho mọi người có động lực.

Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý là gì?

Chắc hẳn qua câu truyện bạn cũng đã có câu trả lời cho sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý.

Đúng vậy:

Quản lý được định nghĩa là việc sử dụng hiệu quả và phù hợp các tài nguyên theo ý bạn để đạt được mục tiêu. Những việc cần làm như lên kế hoạch và tổ chức, giao việc, giám sát đảm bảo các tài nguyên được sử dụng hiệu quả và lại kết quả tốt nhất.

Còn lãnh đạo là việc gây ảnh hưởng đến mọi người để đi theo sự dẫn dắt của bạn bằng cách tạo ra một tầm nhìn về tương lai. Như trong câu chuyện là việc đảm bảo cho mọi người biết rằng họ có thể sống sót và họ tin rằng họ có thể sống sót và luôn giữ cho tầm nhìn của họ được rõ ràng, lắng nghe họ, giúp cho họ phát triển và đào tạo cho họ những gì họ cần để đạt được mục tiêu.

Một số phẩm chất của lãnh đạo và quản lý

 Quản lý:

  • Tổ chức
  • Quyết định những nhiệm vụ cần hoàn thành
  • Lên kế hoạch
  • Chỉ đạo
  • Đo lường, Kiểm tra những việc được thực hiện
  • Sử dụng quy trình và hệ thống để đảm bảo những việc đó được thực hiện một cách hiệu quả.

Lãnh đạo:

  • Đặt ra mục tiêu
  • Tạo ra tầm nhìn
  • Gây ảnh hưởng
  • Truyền cảm hứng đến mọi người
  • Và tất cả về con người

Vậy câu hỏi lớn đặt ra: Chúng ta cần là lãnh đạo hay quản lý?

Câu trả lời là cả hai, chúng ta cần có khả năng quản lý và phát triển kỹ năng dẫn dắt

Phong cách lãnh đạo – 6 phong cách dẫn dắt của người lãnh đạo

Cũng giống như mỗi người một tính cách, có sự khác biệt rất lớn trong phong cách lãnh đạo của những người lãnh đạo khi họ chỉ đạo, hướng dẫn, thúc đẩy đội nhóm. Vậy làm sao để biết chúng ta thuộc nhóm phong cách lãnh đạo nào? May mắn thay, các nghiên cứu của các nhà khoa học hàng đầu trong đó có nhà tâm lý học Kurt Lewin đã chỉ ra được các phong cách khác nhau.

#1 Phong cách lãnh đạo độc đoán

Trong phong cách lãnh đạo này, có sự phân chia hết sức rõ ràng giữa nhà lãnh đạo và các thành viên. Nhà lãnh đạo đưa ra quyết định mà không lấy ý kiến của bất kì các thành viên khác.

Điểm mạnh của phong cách lãnh đạo này áp dụng cho tình huống gấp bách, ít thời gian để đưa ra quyết định đội nhóm. Tuy nhiên xu hướng lãnh đạo này khiến cho nhân viên cảm thấy không được tôn trọng, thậm chí gây chống đối.

#2 Phong cách lãnh đạo dân chủ

Có sự tham gia đóng góp của các thành viên trong nhóm dưới sự hướng dẫn của người lãnh đạo. Mọi thành viên được tích cực đóng góp ý kiến, nhưng đến cuối cùng nhà lãnh đạo sẽ là người ra quyết định. Việc cho phép các thành viên tham gia giúp ý tưởng sáng tạo hơn, ngoài ra các thành viên còn cảm thấy mình được tôn trọng, họ cảm giác mình thật sự trở thành một phần của đội nhóm.

#3 Lãnh đạo Phái Đoàn hay lãnh đạo ủy quyền

“Hãy để họ làm” – Mọi quyết định được nhà lãnh đạo ủy quyền ủy thác cho các thành viên trong nhóm. Phong cách lãnh đạo này đặc biệt tốt trong các trường hợp liên quan đến các chuyên gia cần trình độ chuyên môn cao. Tuy nhiên nếu người lãnh đạo không kiểm soát; nó có thể dẫn đến các thành viên đổ lỗi cho nhau khi gặp lỗi lầm; từ chối trách nhiệm cá nhân, tạo ra sự thiếu tiến bộ trong công việc.

#4 Lãnh đạo giao dịch

Nhân viên được thưởng bởi chính xác những gì họ làm được. Các thành viên nhóm được thúc đẩy bởi phần thưởng; họ sẽ phải cống hiến để nhận thưởng xứng đáng với công sức của mình. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là khiến nhân viên bị kìm hãm sự sáng tạo và tư duy bứt phá vượt trội.

#5 Lãnh đạo chuyển đổi

Truyền cảm hứng và thúc đẩy nhân viên đổi mới và tạo ra sự thay đổi sẽ giúp phát triển và định hình sự thành công trong tương lai của công ty.

Các nhà lãnh đạo truyền cảm hứng và thúc đẩy nhân viên; họ tin tưởng nhân viên được đào tạo để có thẩm quyền với các quyết định được giao. Nhân viên dưới sự dẫn dắt của lãnh đạo chuyển đổi cũng sẽ được chuẩn bị để trở thành một nhà lãnh đạo chuyển đổi thông qua cố vấn và đào tạo.

#6 Phong cách lãnh đạo tình huống

Theo phong cách lãnh đạo tình huống thì không có phong cách nào là tốt nhất. Mà cách lãnh đạo phụ thuộc vào tình hình thực tế, nhiệm vụ. Các nhà lãnh đạo này có xu hướng thích ứng phong cách của họ với tình huống, họ xem xét các khía cạnh của nhiệm vụ, đội nhóm mà từ đó đưa ra phong cách thích hợp.

Kỹ năng lãnh đạo hay tài năng thiên bẩm không thể học được?

Trong khi có những người dường như khi sinh ra đã ban cho khả năng lãnh đạo nhiều hơn những người khác; tuy nhiên mọi người đều có thể học cách trở thành nhà lãnh đạo bằng cách cải thiện các kỹ năng đặc biệt.

“Lãnh đạo là một kĩ năng mà bất cứ ai cũng có thể học được”

Steve Jobs là một ví dụ kinh điển về một người có lẽ không được sinh ra để trở thành một nhà lãnh đạo. Sau khi bắt đầu Apple Computer từ nhà để xe của mình vào năm 1976, ông đã bị ban giám đốc sa thải vào năm 1985; khi công ty đang bị cạnh tranh gay gắt và ông không đồng ý với CEO về định hướng tương lai của doanh nghiệp. Sau khi thành lập Pixar Animation Studios và NeXT Computer; cuối cùng ông đã được Apple cải tạo vào năm 1997 với tư cách là CEO và tiếp tục phát triển iPod; iPhone và nhiều sản phẩm khác mang tính cách mạng.

Ban đầu, Steve quản lý nhân viên của mình theo thiên hướng có thể coi là tàn nhẫn; không khoan dung với bất cứ điều gì anh ta coi là thất bại, nhiều nhân viên của ông đã từng nói trước kia ông không hoàn toàn đánh giá đúng nhân viên; và thậm chí không dành lời khen ngợi khi một công việc được hoàn thành tốt. Tuy nhiên, về sau Steve bắt đầu học cách kiểm soát các đặc điểm tiêu cực của mình và trở nên đồng cảm với nhân viên.

 

LIÊN HỆ VỚI PHẠM TIẾN DŨNG

Địa chỉ: 60A/20/105 Doãn Kế Thiện, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline: 0923.82.84.88 

Email: [email protected]

Website: https://phamtiendung.com

Fanpage : http://dungpt.com/fanpage

Youtube: http://dungpt.com/youtube

Tiktok: http://dungpt.com/tiktok 

Instagram: http://dungpt.com/instagram

Twitter:  http://dungpt.com/twitter

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Contact Me on Zalo