fbpx

(08) Bí quyết đặt mục tiêu hiệu quả | Phạm Tiến Dũng

pham-tien-dung-dat-muc-tieu

(08) Bí quyết đặt mục tiêu hiệu quả | Phạm Tiến Dũng

Đã bao lần bạn đặt mục tiêu nhưng không làm được?

Đã bao lần bạn quyết tâm thực hiện mục tiêu nhưng lại bỏ dở giữa chừng?

Đừng quá thất vọng bởi bạn đã hơn rất nhiều những người ngoài kia- sống không mục tiêu, không hoài bão.

Đọc xong bài viết này tôi không hứa sẽ ở bên đốc thúc bạn đạt được mục tiêu, Nhưng tôi tin, với phương pháp này, việc đặt mục tiêu của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

pham-tien-dung-dat-muc-tieu
Đừng sớm mãn nguyện với kết quả hiện tại khi bạn có thể làm tốt hơn – Phạm Tiến Dũng

Còn nếu bạn chưa có mục tiêu cho riêng mình. Đừng lo bởi bài viết này sẽ cho bạn lý do bạn cần đặt mục tiêu và công thức đặt mục tiêu của người thành công.

Bạn chắc chắn sẽ không thể tới đích nếu sống không có mục tiêu. Nhiều người cứ chạy theo thứ mình thích nhưng quên mất không đặt nó vào mục tiêu, dần dần họ đều phải trả giá bằng thời gian, tiền bạc, thậm chí cả sức khỏe, tuổi thanh xuân,.. Và tôi không muốn bạn giống như họ.

8 BƯỚC HƯỚNG DẪN THIẾT LẬP MỤC TIÊU

Bước 1: Xác định chính xác những điều mà bạn mong muốn

Hãy thử hỏi mỗi việc bạn làm hàng ngày: Tôi đang làm việc này vì điều gì? Điều đó có thật sự là điều tôi muốn? 

Chỉ cần tưởng tượng rằng, nếu bạn không có bất kì hạn chế nào để đạt được mục tiêu. Bạn mong muốn mình sở hữu điều gì? 

Bạn của tôi, hãy ghi xuống ngay những điều bạn đang nghĩ hiện tại vì nó thật sự đang là điều bạn muốn. 

  1. Thu nhập: Bạn muốn kiếm được bao nhiêu tiền trong năm nay, năm sau và năm năm tới?
  2. Gia đình: Bạn muốn xây dựng nếp  sống như thế nào cho bản thân và cho gia đình mình?
  3. Sức khoẻ: Sức khoẻ của bạn sẽ thay đổi ra sao nếu bạn tập thể dục hàng ngày ?
  4. Mối quan hệ: Bạn muốn có những mối quan hệ như thế nào? Chất lượng ra sao?

Bước 2:  Ghi xuống điều bạn muốn.

Sử dụng guyên tắc SMART để xác định đúng mục tiêu cho mình: 

S – Specific: Cụ thể, rõ ràng.

Cụ thể, rõ ràng về mục tiêu của bản thân, bạn càng sẽ biết chính xác những gì bạn cần làm để đạt được nó.

M – Measurable: Đo lường được.

Mục tiêu của bạn cần phải rõ ràng từng con số. Chúng ta biết được chính xác những gì mình cần đạt được là những gì, bao nhiêu. Có đo lường được thì mới kiểm soát được. Mục tiêu cần phải rõ ràng, mục tiêu cần được đo lường bằng con số. Có như vậy, bạn mới có thể bám sát trong việc thực hiện mục tiêu.

A – Atainable: Tính khả thi

Hãy suy nghĩ về khả năng bản thân trước khi đề ra một chỉ tiêu quá xa vời. Còn nếu không việc bỏ cuộc giữa chừng tất yếu sẽ xảy ra.

Mục tiêu đừng xa xôi quá, muốn đạt được mục tiêu bạn cần ngồi tính toán xem khả năng, vật chất, quỹ thời gian, nguồn hỗ trợ…xem có thực hiện được nó hay không?

R – Realistic: Tính thực tế

Ý định bạn thiết kế cho mình cũng không nên quá xa vời so với thực tế. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng đủ các nguồn lực của mình để đảm bảo chúng sẽ đi đến nơi cần phải đến. Để làm được điều này, chúng ta hãy ngồi tính toán xem khả năng, vật chất, quỹ thời gian, nguồn hỗ trợ…xem có thực hiện được ý định không.

Tôi từng nghe một người bạn tôi trong một phút ngẫu hứng, nói rằng cô ấy đề ra quyết tâm sẽ đi du lịch vòng quanh Trung Quốc trong năm. Tôi trông đợi được xem những bức ảnh đất nước Trung Hoa xinh đẹp đến những giây phút cuối năm nhưng mà chẳng thấy đâu cả. Đơn giản dễ dàng vì cô ấy chẳng thể đi du lịch vì kinh phí quá lớn trong khi tài chính của cô thì quá hạn chế. Cô ấy đã không lường trước những khoản tiền lớn với giá vận chuyển, ăn uống, …

T – Time bound: Cài đặt khung thời gian

Để đạt được mục tiêu, điều không thể thiếu là cho nó một mốc thời gian. Nó sẽ giúp bạn biết được mình đang đi đến đâu trong cuộc hành trình. 

Nếu bạn không thể hoàn thành thời hạn deadline của mình thì đơn giản là cứ thiết lập thêm một thời hạn mới. Không hề có mục tiêu nào là không hợp lý cả, chỉ có thời hạn không hợp lý mà thôi.

Bước 3: Xác định những trở ngại mà bạn phải vượt qua để đạt được mục tiêu của mình.

Tại sao bây giờ bạn vẫn chưa đạt được mục tiêu?

Bạn đã làm gì và chưa làm gì để không đạt được mục tiêu?

Bạn có tin 80% nguyên nhân cản đường bạn đến với mục tiêu của mình đến từ sâu bên trong bạn. Đó chính là sự thiếu thốn kĩ năng, kiến thức hay chất lượng. Chỉ có 20% nguyên nhân còn lại là do tác động từ bên ngoài. Chính vì vậy, hãy luôn bắt đầu với chính mình. Mọi lý do không thể đều là ngụy biện.

Bước 4: Xác định những kiến thức, thông tin và kĩ năng cần có để đạt được mục tiêu của mình.

Đâu là kỹ năng nổi bật của bạn, bạn có thể làm mà không cần quá nhiều sự nỗ lực? 

Bạn đang thiếu kỹ năng gì? Nếu không có nó bạn sẽ không thể đạt được mục tiêu.

Từ đó bạn có thể phát huy những điểm mạnh, học tập cải thiện những điểm yếu  để có thể chinh phục được mục tiêu.

Bước 5: Liệt kê danh sách tất cả những điều bạn cần làm để đạt được mục tiêu của mình.

Hãy Liệt kê bất kì điều gì mà bạn nghĩ rằng là cần thiết để cuối cùng có thể đạt được mục tiêu của mình: từ kiến thức, kỹ năng, mối quan hệ,… 

Bước 6: Xác định mối quan hệ chất lượng.

Hãy lên một danh sách tất cả những người có liên quan hoặc sẽ làm việc cùng để đạt được mục tiêu trong cuộc đời bạn. Hãy bắt đầu với những thành viên trong gia đình, đó là sự hỗ trợ và hợp tác mà bạn sẽ rất cần. Liệt kê những người sếp, đồng nghiệp và cấp dưới. Đặc biệt là phải liệt kê những vị khách hàng mà bạn cần sự giúp đỡ của họ để có thể bán đủ hàng hay dịch vụ, giúp bạn kiếm được khoảng tiền mình mong muốn.

Khi xác định xong, hãy tự hỏi bản thân mình: “Mình sẽ mang lại được gì cho họ?”. Hãy làm một “người cho đi” hơn là một “kẻ chỉ biết nhận”.

Để có được những mục tiêu lớn, bạn nhất thiết sẽ cần sự giúp đỡ và ủng hộ của rất nhiều người. Chỉ cần một nhân vật chủ chốt xuất hiện tại một thời điểm hay một không gian nhất định sẽ khiến cho cuộc đời bạn thay đổi hoàn toàn. Những người thành công nhất là những kẻ biết xây dựng và duy trì một mối quan hệ rộng lớn với những người mà họ có thể giúp đỡ hoặc giúp đỡ lại họ.

Bước 7: Lập bản kế hoạch cho mục tiêu của bạn.

Bạn có thể làm điều này bằng cách sắp xếp những việc cần làm  theo trình tự và sự ưu tiên.

Trình tự – Điều gì bạn cần phải làm trước khi thực hiện một việc khác, và theo một thứ tự như thế nào?

Ưu tiên – Điều gì quan trọng nhất và kém quan trọng nhất?

Quy luật 80/20 thể hiện rằng 80% kết quả sẽ đến từ 20% những nỗ lực hoạt động của bạn.

20% khoảng thời gian mà bạn dành để xây dựng mục tiêu và thiết lập kế hoạch đầu tiên sẽ đáng giá 80% khoảng thời gian và nỗ lực bạn cần có để đạt được mục tiêu của mình. 

Do đó, việc lên kế hoạch trước là rất quan trọng.

Hãy bắt đầu từ kế hoạch cho mục tiêu ngắn hạn hướng đến mục tiêu lớn nhất của bạn. Đạt được những mục tiêu ngắn, bạn sẽ rút ngắn quãng đường đi đến mục tiêu chung.

Chúc mừng bạn đã đi qua 7 bước xác lập mục tiêu hiệu quả. 

Hãy đọc tiếp để mục tiêu của bạn sớm được hiện thực hóa.

Bước 8: Công khai mục tiêu và cam kết hành động:

Sẽ chẳng có lời cam kết nào hiệu quả bằng việc công khai. Đó cũng chính là một cách giúp bạn nhận được những sự ủng hộ, giúp đỡ cũng như sự đánh giá tích cực trên con đường tiến đến mục tiêu.

Chắc chắn rồi, không ai muốn mình trở thành một người thất hứa. 

Chính vì vậy, việc công khai sẽ phần nào giúp bạn hành động mạnh mẽ hơn. 

 

Hãy LIKE & SHARE BÀI VIẾT NÀY đến những người bạn đang cần của bạn!

LIÊN HỆ VỚI PHẠM TIẾN DŨNG

Địa chỉ: 60A/20/105 Doãn Kế Thiện, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline: 0923.82.84.88 

Email: [email protected]

Website: https://phamtiendung.com

Fanpage : http://dungpt.com/fanpage

Youtube : http://dungpt.com/youtube

Tiktok : http://dungpt.com/tiktok 

Instagram : http://dungpt.com/instagram

Twitter :  http://dungpt.com/twitter

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Contact Me on Zalo